Một trong những sơ đồ mạch điện thông dụng hay được sử dụng nhất cho các công trình thì chúng ta không thể không kể đến sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc. Bởi lẽ sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc là một giải pháp hoàn hảo và hữu ích nhất để nối các bảng điện hoặc thiết bị điện một cách tiện lợi và đảm bảo sự an toàn nhất.
Tham khảo : sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 3 tầng
Mục lục
- 1 Khái quát về sơ đồ mạch điện
- 2 Cách đọc sơ đồ mạch điện ra sao?
- 3 Các thiết bị cần thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc
- 4 Cách bước thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
- 5 Chi tiết các bước tiến hành đấu nối và lắp đặt mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
- 6 Vậy yếu tố nào quyết định cách đấu dây mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
- 7 Những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ khi thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
- 8 Các lưu ý khi thiết kế và lắp đặt sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc
- 9 Vậy tại sao chúng tôi lại nói Thiết bị điện T&T rất uy tín và chất lượng?
Khái quát về sơ đồ mạch điện
Khái niệm
Sơ đồ mạch điện là thành phần quan trọng với mục đích là biểu diễn các phần tử, thiết bị trong một hệ thống điện, và thường được gọi là sơ đồ điện, sơ đồ cơ bản hay còn gọi là sơ đồ điện tử.
Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ mạch điện là bản vẽ thiết kế của toàn bộ hệ thống điện. Chúng được ứng dụng trong điện dân dụng và cả điện công nghiệp.
Sơ đồ điện còn là một biểu diễn đồ họa của mạch điện nó thể hiện mối liên kết giữa các phần tử mạch trong sơ đồ mà không nhất thiết phải tương ứng với sự sắp xếp vật lý khi thiết bị đã được lắp đặt hoàn thành.
Cụ thể, sơ đồ điện cho chúng ta biết sự kết nối điện trong thực tế, nó là bản vẽ mô tả sự sắp xếp vật lý của các dây và các thành phần, thiết bị được kết nối với nhau.
Sơ đồ mạch điện được sử dụng phổ biến trong thiết kế, xây dựng mạch và bố trí bảng mạch in (PCB), bảo trì các thiết bị điện, điện tử.
Cách phân loại sơ đồ mạch điện
Dựa trên các đặc điểm riêng và cách sử dụng khác nhau mà sơ đồ điện được chia ra thành 2 loại gồm: sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt.
- Sơ đồ nguyên lý
Loại sơ đồ này thể hiện khái quát và chi tiết nhất cấu tạo của 1 thiết bị điện không theo trình tự lắp đặt của nó mà chỉ đảm bảo tiêu chí dễ nhìn nhất. Sơ đồ nguyên lý thể hiện mối liên hệ của chúng trong mạch mà không thể hiện vị trí, cách lắp đặt hoặc sắp xếp vật lý trong thực tế.
- Sơ đồ lắp đặt:
Ngược lại với sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt lại cho biết vị trí chính xác của từng linh kiện, các mạch điện trong 1 thiết bị. Người ta sử dụng sơ đồ này để tính toán về vật liệu hoặc hỗ trợ việc lắp đặt và sửa chữa được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Cách đọc sơ đồ mạch điện ra sao?
Để đọc được sơ đồ mạch điện chính xác và nhanh chóng đòi hỏi bạn cần nắm bắt được các ký hiệu, vai trò riêng của từng phần tử trong mạch. Cụ thể:
Xác định mối quan hệ của các phần tử trong mạch: Bạn cần tìm hiểu các thông số cơ bản của dòng điện như điện trở, điện áp tụ điện của các thiết bị trong mạch.
Vai trò riêng của các thiết bị: Với yêu cầu này bạn cần biết được công dụng của từng linh kiện đảm bảo sử dụng đúng mục đích, các thông số cụ thể của phần tử từ đó hiểu được vai trò và nhiệm vụ của chúng trong mạch.
Linh kiện điện được gắn đúng cực: Bạn phải gắn thiết bị theo đúng chiều âm dương thông qua xác định chiều của dòng điện. Các biểu tượng thiết bị đều có kí hiệu phân cực rõ ràng để bạn dễ phân biệt được, cụ thể là bạn cần dựa vào phần chân kim loại dài hơn của thiết bị.
Ví dụ: Dòng điện một chiều được kí hiệu là một nét gạch ngang (-). Dấu (+) đại diện cho cực dương. Dấu (-) đại diện cho cực âm. Từ đó bạn sẽ dựa trên ký hiệu của các đối tượng khác nhau mà đấu nối cho đúng.
Chức năng và cách thức hoạt động của từng hệ trong mạch: Dựa vào sơ đồ điện mà bạn xác định được chức năng hoạt động của từng thiết bị và đánh giá hiệu suất của từng hệ mạch trong cả sơ đồ hệ thống mạch điện.
Xem thêm
Các thiết bị cần thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc
Để thiết kế được mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc bạn cần phải chuẩn bị các thiết bị sau:
- Sơ đồ nguyên lý cách đấu 2 ổ cắm 1 công tắc
- 2 ổ cắm
- 1 công tắc
- Dây điện, băng dính cách điện
- Aptomat (hoặc RCD), 1 bóng đèn
- ốc vít và nút bấm
- bút thử điện
- Kìm cắt dây điện
- Các công cụ dụng cụ cần thiết khác
Cách bước thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
Để thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc, bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng nguồn điện đã được tắt. Thực hiện các biện pháp an toàn nguồn điện trước khi lắp đặt.
Bước 2: Bạn có thể sử dụng một bảng điện hoặc tủ điện để thuận tiện cho việc kết nối. Sau đó tiến hành kết nối mỗi ổ cắm với các chân tương ứng trên bảng điện hoặc tủ điện bằng dây điện đã chuẩn bị sẵn. Tại bước này bạn cần sử dụng ốc vít và các công cụ cần thiết để chặt chẽ chúng lại.
Bước 3: Bạn sử dụng dây điện để kết nối công tắc với bảng điện hoặc tủ điện. Cách kết nối như sau: Một đầu dây bạn sẽ kết nối tới chân nguồn điện và đầu dây còn lại được kết nối tới một trong hai chân trên công tắc.
Bước 4: Bạn lấy 1 dây điện khác để kết nối hai ổ cắm với chân còn lại trên công tắc. Cách kết nối tương ứng trên: Kết nối một đầu dây tới chân còn lại của công tắc và đầu dây còn lại được kết nối tới mỗi ổ cắm tương ứng.
Bước 5: Bạn cần kiểm tra lại các kết nối đã được nối chắc chắn và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đã được kết nối đúng cách theo sơ đồ mạch điện của bạn (Bạn có thế vẽ sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc trước khi tiến hành bước 1).
Bước 6: Sau khi tiến hành kiểm tra và đảm bảo rằng các kết nối của bạn đã an toàn và đúng cách, hãy bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của mạch điện.
Chi tiết các bước tiến hành đấu nối và lắp đặt mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
Để thi công lắp đặt được hoàn chỉnh mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc chúng ta cần đấu nối theo các bước như sau:
Bước 1: Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng nguồn điện đã được tắt. Thực hiện các biện pháp an toàn nguồn điện trước khi lắp đặt.
Bước 2: Bạn cần xác định vị trí bạn muốn đặt ổ cắm và công tắc trên tường. Tuy nhiên cần phải xét trên các phương diện: mỹ quan, khoa học trong việc dễ đấu nối với đường điện nhà bạn và đảm bảo được độ an toàn điện nhất là để xa tầm tay với của trẻ con
Bước 3: Sau khi xác định được vị trí bạn cần tiến hành cắt đường dây điện và luồn dây điện vào các máng đi dây điện hoặc ống giấu đi dây khác để dẫn hướng dây từ ổ cắm đến công tắc.
Ở bước này, dây điện cần được bảo vệ bởi hệ thống ống luồn dây điện. Điều này đảm bảo giới hạn khả năng xâm nhập và ảnh hưởng bởi các loài động vật gặm nhấm như chuột. Tuy nhiên, việc thiết kế và thi công dây điện âm tường ngày càng phổ biến hiện nay. Nên thực tế khả năng dây chịu tác động từ môi trường ngoài ngày càng ít hơn dó đó đảm bảo được an toàn dây điện.
Bước 4: Hãy tiến hành khoan các lỗ trên tường đã được xác định làm vị trí cần thiết để đặt ổ cắm và công tắc.
Bước 5: Dùng vít hoặc nút khóa để gắn ổ cắm vào hộp âm tường 1 cách chặt chẽ.
Bước 6: Để đấu nối dây điện từ ổ cắm đến công tắc một cách vững chắc và không có dây nào lỏng lẻo bạn cần đấu nối bằng cách gắn dây vào các chấn lưu dây của ổ cắm và công tắc. Sau đó, bạn cần phải tháo các đầu dây điện để đấu kết nối dây điện với chấn lưu dây của ổ cắm và công tắc.
Bước 7: Dùng vít hoặc nút khóa để tiến hành gắn công tắc vào hộp âm tường để giữ cho công tắc cố định trên tường.
Bước 8: Sau khi đã kết nối xong, bạn cần kiểm tra mạch điện có hoạt động đúng không bằng cách sử dụng bút thử điện đã chuẩn bị trước khi ở mục trên đã hướng dẫn.
Bước 9: Để đảm bảo an toàn và tránh các sự cố điện có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, bạn cần phải tiến hành đóng ống nối dây bằng cách cài nút khóa hoặc nắm chặt vịt lại 1 cách chắc chắn.
Dựa trên các bước thiết kế sơ đồ và lắp đặt sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc, bạn có thể áp dụng tương tự để lắp đặt sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm với 2 công tắc hoặc 2 công tắc 1 ổ cắm hoặc sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm, 1 cầu chì, 1 công tắc….
Vậy yếu tố nào quyết định cách đấu dây mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
Một yếu tố rất quan trọng và quyết định cách đấu dây mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc đảm bảo hoạt động được chính là sơ đồ đấu dây. Vậy tại sao chúng tôi lại nói như vậy là vì các lý do dưới đây:
Thứ nhất, bạn cần phải xác định được công tắc và ổ cắm có mấy chân và đó là các chân gì?
Câu trả lời là: Công tắc thường có 3 chân là L (pha), N (trung tính) và COM (chân kết nối). Tương ứng với 3 chân của công tắc thì trên ổ cắm cũng có 3 chân là L, N và E (chân tiếp địa).
Thứ hai, bạn cần xác định và kết nối dây điện theo trật tự sau:
- Dây L từ nguồn điện sẽ được đấu nối với chân L của ổ cắm và chân L của công tắc.
- Còn dây N từ nguồn điện sẽ được nối với chân N của công tắc và chân N của ổ cắm.
Thứ ba, khi ta tiến hành nối dây ở công tắc và ổ cắm chúng ta cũng cần phải kết nối theo trật tự như sau:
- Chân COM của ổ cắm sẽ được nối với chân L của công tắc.
- Còn chân E của ổ cắm sẽ được nối với chân COM của công tắc.
Cuối cùng, sau khi tiến hành đấu nối dây xong bạn cần kiểm tra lại và đảm bảo rằng việc đấu dây đã hoàn thành chính xác theo các trật tự cách kết nối và đảm bảo an toàn điện. Cách tốt nhất để kiểm tra là bạn nên sử dụng bóng đèn để xác nhận mạch điện đã được đấu đúng hay không.
Việc đấu nối các thiết bị điện đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc riêng vậy để thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản nào chúng ta cùng tìm hiểu thêm nhé.
Những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ khi thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc?
Khi thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc, bạn cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc Đảm bảo an toàn điện là nguyên tắc rất quan trọng. Do đó cần đảm bảo rằng sơ đồ mạch điện an toàn cho người sử dụng, tránh việc xảy ra chập cháy, điện giật hoặc các sự cố điện khác. Tốt nhất là bạn cần sử dụng các thiết bị bảo vệ như aptomat hoặc RCD để ngăn ngừa các sự cố như trên.
Aptomat hoặc RCD là các hệ thống ngắt điện tự động, chúng giúp đảm bảo an toàn cho người dùng. Với cơ chế hoạt động bởi cường độ dòng điện tăng đột ngột khiến dây dẫn ở cầu chì nóng lên. Khi đó aptomat sẽ tự động ngắt dòng điện. Hoặc những biến đổi đột ngột của lưới điện sẽ được aptomat phản ứng lại bằng cách sập cầu dao, ngăn dòng điện không chạy qua.
Thứ hai, nguyên tắc phân tách nguồn điện để tránh việc quá tải mạch khi sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc. Đối với nguyên tắc này bạn nên sử dụng hai nguồn điện riêng biệt cho hai ổ cắm.
Nguyên tắc thứ ba là bạn cần sử dụng dây cáp đúng quy cách. Tất nhiên là bạn cần sử dụng dây cáp có đủ khả năng cấp điện áp và khả năng chịu tải cho phép để tránh quá tải mạch điện và nguy cơ chập cháy hoặc cháy nổ xảy ra trong quá trình sử dụng.
Thứ ba, bạn cần lưu ý khi lắp đặt khoảng cách an toàn từ các sứ cách điện đến dây dẫn an toàn thường phải lớn hơn 2m. Đối với khi nối dây dẫn bạn thì bạn nên nối so le và có băng dính điện quấn ở ngoài mấu nối. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng chập điện hay cháy điện ngoài mong muốn bởi băng dính điện giúp cách điện rất an toàn.
Thứ tư, bạn cần đảm bảo nguyên tắc phân phối điện đồng đều và tránh tình trạng một ổ cắm có điện yếu hoặc mất điện. Do đó bạn cần lưu ý cách đấu dây sao cho nguồn điện được phân phối một cách đồng đều đến các điểm sử dụng và tránh tình trạng tập trung vào 1 ổ.
Một nguyên tắc không kém phần quan trọng đó là đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy định về điện. Mỗi một khu vực hoặc 1 loại ngành công nghiệp được quy định tiêu chuẩn và điện áp sử dụng khác nhau dó đó các bạn cần lưu ý cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định an toàn điện khi thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc.
Tham khảo : cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Các lưu ý khi thiết kế và lắp đặt sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc
Việc thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc rất quan trọng bởi lẽ chúng ta sẽ dựa vào đó tiến hành đấu nối và lắp đặt tại các công trình, các phòng, nhà ở…
Do đó, Việc thiết kế mạch điện nên được thực hiện bởi một chuyên gia điện để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định và quy chuẩn về điện áp.
Bởi lẽ trong quá trình thiết kế sơ đồ mạch điện, nếu chúng ta nhận thấy mình chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm thì giải pháp an toàn nhất là nên tìm kiếm sự tư vấn từ một chuyên gia điện có kinh nghiệm hoặc từ một nhóm nghiên cứu chuyên về lĩnh vực này.
Vậy bạn nên tham khảo chuyên gia điện ở đâu hoặc bạn cần các chuyên gia thiết kế sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty hoặc các kĩ sư điện cung cấp dịch vụ tư vấn về lĩnh vực điện. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 1 địa điểm uy tín, chất lượng phục vụ khách hàng tốt đó là Thiết bị điện T & T.
Thiết bị điện T & T chuyên cung cấp các thiết bị điện gia dụng, công nghiệp… phục vụ cho đời sống và sản xuất kinh doanh của các bạn. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế và lắp đặt sơ đồ mạch điện cho gia đình, công ty, công trình nhà ở, chung cư…
Vậy tại sao chúng tôi lại nói Thiết bị điện T&T rất uy tín và chất lượng?
Các thiết bị của chúng tôi đều được nhập khẩu và phân phối trên toàn quốc. Công ty T&T có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng, và đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy định điện (CO, CQ đầy đủ).…
Bên cạnh đó chúng tôi còn có 1 đội ngũ chuyên gia điện, các kỹ sư điện giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế sơ đồ mạch điện cũng như thi công lắp đặt mạch điện và sửa chữa mạch điện. Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản và đã tham gia thi công lắp đặt tại các công trình lớn trên cả nước.
Chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng được đánh giá 5 sao từ khâu đón tiếp đến tư vấn và thi công cho khách hàng.
Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tại nơi bạn yêu cầu 1 cách nhanh chóng nhất
Ngoài ra chúng tôi còn có chế độ bảo hành hàng hóa và dịch vụ cho các khách hàng sử dụng sản phẩm của T & T. Do đó, khách hàng luôn yên tâm khi tiêu dùng sản phẩm thiết bị điện cũng như sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Chúng tôi cam kết rằng với đội ngũ chuyên gia và các kỹ sư điện nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem đến cho khách hàng những điều hài lòng nhất. Chúng tôi luôn đề cao chất lượng và uy tín lên hàng đầu để khách hàng luôn tin tưởng sử dụng sản phẩm và các dịch vụ thiết kế, lắp đặt thi công các sơ đồ mạch điện nói chung và trong đó có sơ đồ mạch điện 2 ổ cắm 1 công tắc nói riêng.
Bạn còn chần chừ gì nữa hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline trên hoặc inbox để được tư vấn cụ thể hơn.
Thiết bị điện T & T trao chất lượng tạo niềm tin cho khách hàng./.