Hai khái niệm “GND” và “Mass” xuất hiện phổ biến trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và vật lý. Trong kỹ thuật điện tử, GND (Ground) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính ổn định và an toàn của hệ thống. Khái niệm Mass, tuy đơn giản hơn và có mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng vẫn đòi hỏi sự hiểu biết nhất định khi áp dụng trong tính toán.
GND là điểm tham chiếu trong các mạch điện và giúp kiểm soát điện áp của các thành phần khác nhau. Còn Mass (khối lượng) là một đặc tính vật lý cơ bản và là một yếu tố cốt lõi trong các tính toán khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là trong việc đo lường và phân tích vật liệu.
Mục lục
GND là gì?
Trong các tài liệu kỹ thuật, “GND” là từ viết tắt của “Ground” – một thuật ngữ được sử dụng để chỉ điểm nối đất trong một mạch điện. Ground đóng vai trò là một điểm quy chiếu chung cho tất cả các thành phần trong mạch, giúp điều chỉnh điện áp một cách chính xác và ngăn ngừa tình trạng xung đột điện. Đây là lý do tại sao hầu hết các sơ đồ điện tử đều có ký hiệu GND, thường là một đường thẳng với ba hoặc bốn vạch phía dưới, biểu thị điểm nối đất.
Đặc biệt, GND không nhất thiết phải liên quan đến đất (như là mặt đất trong tự nhiên). Trong các thiết bị điện tử nhỏ gọn, GND có thể đơn giản là một điểm tham chiếu có điện thế bằng 0, giúp các bộ phận khác có thể vận hành ổn định và đúng đắn.
Vai trò và Ứng dụng của GND
GND đóng vai trò là điểm cân bằng và bảo vệ mạch điện khỏi nhiễu điện và các sự cố khác. Một số vai trò và ứng dụng chính của GND bao gồm:
- Điểm quy chiếu cho điện áp: Các linh kiện trong mạch điện sử dụng GND làm điểm quy chiếu chung. Điều này giúp đồng bộ điện áp và tránh xung đột trong mạch.
- Bảo vệ an toàn: Việc nối đất giúp ngăn ngừa nguy cơ giật điện, do điện tích dư thừa có thể truyền đến mặt đất thay vì gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc thiết bị.
- Chống nhiễu: Khi một thiết bị điện tử được nối đất đúng cách, nó giúp giảm thiểu nhiễu điện từ môi trường và duy trì tín hiệu ổn định.
GND trong mạch điện dân dụng và công nghiệp
Trong hệ thống điện dân dụng, GND thường được nối trực tiếp với mặt đất thông qua một dây nối đất. Ví dụ, các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt đều có dây nối đất nhằm đảm bảo an toàn. Trong hệ thống điện công nghiệp, GND còn quan trọng hơn, vì các máy móc công suất lớn dễ phát sinh nguy cơ cháy nổ nếu xảy ra sự cố điện áp.
Nối mass là gì?
Câu hỏi mà một người nào vừa mới bước chân vào ngành điện đều thắc mắc, khác với nối đất nối mass nhằm mục đích làm cho điểm được nối khi rơi xuống đất có hiệu điện thế bằng 0 nhằm bảo vệ cho người dùng nếu như xảy ra sự cố về điện. Trong mạng điện một pha có một dây nóng và một dây nguội dây nguội hay còn gọi là dây mass. Đối với điện ba pha thì có ba dây nóng và một dây mass, nối dây từ dây mass của mạng một pha xuống đất hay từ dây mass của mạng ba pha xuống đất hoặc nối dây từ điểm trung tính của mạng ba pha không có dây mass xuống đất thì được gọi là nối mass.
Dây mass là gì?
Một thắc mắc thường thấy về dây mass của rất nhiều người dùng, thường ngày dây mass còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như dây trung tính, dây mát, dây nguội, dây N, ….Mục đích người ta sử dụng dây mass bởi vì trong mạch điện ba pha dây mass được sử dụng nhiều với vai trò cân bằng điện áp của các pha trong mạch điện còn đối với mạch điện một pha dây mass đóng vai trò như làm kín mạch điện giúp đưa dòng điện vào vận hành trong gia đình.
Như vậy dây mass có mang điện tích không? Chúng ta tìm hiểu ở lí thuyết phía trên dây trung tính hay dây mass không mang điện áp nên nơi được nối dây mass có hiệu điện thế bằng 0, chính vì thế nó nó không gây ra sự cố điện giật cho người dùng. Tuy nhiên trên thực tế dây trung tính vẫn mang điện và vẫn gây ra các sự cố về giật điện thậm chí có thể dẫn đến chết người bởi trong công nghiệp hay truyền tải điện trong gia đình thường xảy ra hiện tượng lệch pha dẫn đên dây mass vẫn có điện áp, khi hiện tượng lệch pha xảy ra càng lớn điện áp trong dây trung tính càng cao vì thế trong khi sử dụng điện hãy xem dây trung tính như một dây pha bình thường không nên chạm thử hay cắt đứt để tránh các sự cố đáng tiếc không may xảy ra. Kí hiệu của dây trung tính là N vì để đảm bảo an toàn, người ta thường quy ước màu của dây trung tính khác với màu của các dây còn lại tong đường dây điện, tùy theo từng quốc gia và từng hãng dây khác nhau mà người ta quy định từng màu khác nhau thông thường trong mạch điện một pha dây trung tính được quy ước bằng gam màu lạnh như màu đen màu xanh hoặc màu trắng còn trong mạch điện ba pha dây trung tính được quy ước bằng màu đen.
Cho đến hiện nay vẫn có rất nhiều người dùng nhầm lẫn giữa giây nối đất và giây mass, cách đơn giản nhất để chúng ta phân biệt đó là dây mass hay dây trung tính chỉ để dùng để vận chuyển nguồn điện cho các thiết bị tiêu thụ còn dây nối đất làm giảm bớt dòng điện rò rỉ trên bề mặt thiết bị xuống đất thay vì đi vào cơ thể người sử dụng, trong mạch điện ba pha dây nối đất được quy ước bằng màu xanh lá sọc vàng để phân biệt với các dây khác.
Hi vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình về GND cũng như mass là gì và thế nào là dây nối mass nhé!