Tụ bù 1 pha 220v không còn là khái niệm mà chỉ các kỹ thuật viên ngành điện hay các công ty sản xuất, thương mại biết, mà ngày nay nó đã trở nên phổ biến, sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Vậy tụ bù 1 pha là gì? Mời bạn tìm hiểu thông qua bài chia sẻ sau nhé.
Mục lục
Tụ bù 1 pha là gì?
Loại tụ bù này cũng giống như các tụ bù khác. Nó có cấu tạo là một hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau và được ngăn cách bằng lớp cách điện có tác dụng tích và phóng điện khi cần.
Tụ bù hạ thế 1 pha trên thị trường hiện nay gồm tụ bù 1 pha 220v và loại điện áp 230V, 250V. Chúng thường được sử dụng trong các hộ gia đình hay những doanh nghiệp có hệ thống điện tương đối nhỏ.
- Xem thêm :
Tính năng của tụ bù hạ thế 1 pha
Tụ bù hạ thế có khá nhiều tính năng ưu việt. Đó là:
– Giảm sự thất thoát trong quá trình truyền tải điện năng.
– Nâng cao hệ số công suất.
– Tăng tính ổn định của hệ thống điện, giảm sụt áp cuối đường dây.
– Tiết kiệm điện năng.
– Tự phục hồi cách điện
– Tự động ngắt khi quá áp, giúp an toàn hệ thống điện và không gây cháy nổ.
– Tích hợp điện trở xả.
– Hiệu năng sử dụng cao.
Nguyên lí hoạt động của tụ bù 1 pha là gì
Công suất điện truyền từ nơi sản xuất đến tải luôn tồn tại 2 dạng đó là công suất có ích và công suất hao phí (được gọi là công suất phản kháng). Còn nguyên tắc hoạt động của tụ bù là hạn chế và triệt tiêu công suất phản kháng, đồng thời nâng hệ số công suất phản kháng. Vì thế, tụ bù hạ thế cũng hoạt động dựa trên nguyên lý này.
Tụ bù 1 pha giúp nguồn điện chỉ cần cung cấp một phần công suất phản kháng, phần còn lại sẽ được tụ bù bổ sung. Điều này giúp tăn công suất có ích của nguồn điện.
Ngoài ra, khi dòng điện được truyền đi xa sẽ làm cho đường dây nóng lên. Vì thế, dùng tụ bù thì công suất truyền sẽ giảm, do đó, dòng điện cũng giảm, nhờ vậy đường dây được giảm nhiệt và trở nên mát hơn.
Ứng dụng của tụ bù 1 pha 220V
Vì tụ bù có khá nhiều đặc điểm ưu việt, nên ngày càng trở nên thông dụng, và được người tiêu dùng chọn lựa. Sản phẩm phù hợp sử dụng trong các công trình điện dân dụng như hệ thống điện hộ gia đình, gia đình kinh doanh ở vùng nông thông, vườn café, đầm tôm. Mục đích sử dụng là bù công suất biến áp 1 pha, giảm hao phí khi kéo dây xa nguồn và nâng cao điện áp.
Công thức tính bộ tụ bù 1 pha và chọn tủ tụ bù
Công thức tính bộ tụ bù khá đơn giản. Bạn chỉ cần biết công suất P cùng hệ số công suất Cosφ của tải.
– Công suất của tải: P
– Hệ số công suất tải trước khi bù là Cosφ1→ tg φ1
– Hệ số công suất sau khi bù Cosφ2 → tg φ2
– Công suất phản kháng cần bù: Qb = P (tgφ1 – tgφ2)
Dựa vào tính toán công suất cần bù, bạn chọn loại tụ bù theo catalog của nhà sản xuất và phù hợp cần sử dụng.
Cách đấu tụ bù cho gia đình
Việc đấu tụ bù 1 pha 220v vào hệ thống lưới điện dân dụng nhằm tăng chất lượng điện của hộ gia đình, cũng như các động cơ khởi động. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần đấu trực tiếp hai cực của tụ với lưới 220V hai dây.
Lưu ý khắc phục một số lỗi thường gặp của tụ bù 1 pha
– Rơ le Rego (Ducati) thường bị reset về giá trị cài đặt mặc định của nhà sản xuất. Do đó, sẽ không thực hiện lệnh điều khiển tự động. Vì vậy, cách khắc phục là kiểm tra và cài lại thông số vận hành cho phù hợp.
– Khi lắp đặt, bạn không đấu đúng tín hiệu của dòng đện, hay điện áp cấp cho rơ le. Vì thế, không thể đo được giá trị Cosφ. Trong trường hợp này, cách khắc phục là đấu nối đúng sơ đồ quy định của rơ le và thử tải. Điều này giúp kiểm tra các chế độ đóng, cắt theo thông số cài đặt của rơ le.
– Khi rơ lê báo áp Over Voltage tức điện áp đang cao. Lúc này, rơ lê sẽ phát tín hiệu cắt các công tắc tơ để bảo vệ tụ bù. Hoặc đôi khi sẽ xảy ra trường hợp, rơ le tự động reset giá trị cài đặt về giá trị mặc định ban đầu, dẫn đến chức năng hoạt động không đúng với yêu cầu. Vì thế, điện áp cao cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hư hỏng rơ le. Để khắc phục, bạn giảm nấc phân áp MBA.
– Khi dòng điện đi qua rơ le nhỏ sẽ dẫn đến tình huống rơ le không nhận biết để thực hiện chức năng điều khiển. Trường hợp này xảy ra khi biến dòng có tỉ số quá lớn hoặc sai số của góc biến dòng lớn. Để khắc phục, bạn thay biến dòng có tỉ số biến phù hợp tải, đồng thời, sai số phải đạt tiêu chuẩn của kỹ thuật đo lường.
– Khi tụ bị nổ, dẫn đến hư các công tắc tơ. Lúc này, khi thay tụ, bạn cần kiểm tra tiếp điểm của công tắc tơ.
Cách kiểm tra tụ bù 1 pha 220v
– Kiểm tra dòng điện, nếu thấy bằng dòng định mức ghi trên nhãn thì đó là tụ tốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là sau một thời gian vận hành, dòng điện sẽ nhỏ hơn. Do khả năng vận hành của tụ sẽ bị giảm sau khoảng thời gian sử dụng.
– Kiểm tra thông số cài đặt của rơ le theo yêu cầu vận hành.
– Chuyển rơ le sang chế độ vận hành bằng tay (Manual) và tiến hành kiểm tra đóng cắt các công tắc tơ. Nếu đèn báo trên rơ le và tụ tương ứng thì đó là tụ tốt.