Role trung gian là gì? Nguyên lý hoạt động và ký hiệu của nó (Chi Tiết)

role trung gian la gi

Rơ le (hay còn gọi là Relay) là linh kiện không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt đối với ngành công nghiệp. Vì chúng có tác dụng giúp bảo vệ mạch, bảo vệ áp. Từ đó, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và tiết kiệm chi phí. Vậy Role trung gian là gì? Các thông tin chia sẻ sau sẽ giúp bạn tìm được lời giải cho thắc mắc này. 

Role trung gian là gì?

role trung gian la gi

Role trung gian là thiết bị điện tử có kích thước nhỏ. Chúng như một kiểu nam châm điện và được tích hợp hệ thống tiếp điểm. Chức năng của chúng là chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc khuếch đại. Trong sơ đồ điều khiển, các Role trung gian thường được lắp ở vị trí trung gian. Đó là nằm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ với thiết bị công suất lớn hơn.

Phân loại Role trung gian:

  • Role trung gian 5V, 12V, 24V (DC).
  • Role trung gian 8 chân và 14 chân.

Xem thêm :

Rơ le là gì? Các loại Rơ le phổ biến trên thị trường hiện nay

Rơ le nhiệt là gì? Nguyên lý làm việc của Rơ le nhiệt

Cấu tạo của Rơ le trung gian là gì?

Rơ le trung gian có cấu tạo gồm lõi thép động và tĩnh cùng cuộn dây. Cuộn dây bên trong này có thể là cuộn điện áp hay cuộn cường độ hoặc thậm chí là cả hai. Còn lõi thép động được găng bằng lò xo và định vị bằng ốc vít điều chỉnh. Đối với cơ chế tiếp điểm thì có tiếp điểm thuận, tiếp điểm nghịch.

Nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian

Khi có dòng điện chạy qua Rờ le trung gian, chúng cũng chạy qua cuộn dây bên trong và tạo thành từ trường hút. Từ trường này tác động lên đòn bẩy bên trong Rờ le và làm đóng, mở các tiếp điểm điện. Từ đó dẫn đến hiện tượng thay đổi trạng thái của Rờ le (ON hoặc OFF). Đồng thời, tùy vào thiết kế mà số tiếp điểm điện bị thay đổi là một hay nhiều hơn.

Rờ le có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch điều khiển cuộn dây để cho phép dòng điện chạy qua hay không. Dựa vào trạng thái ON, OFF, mạch còn lại sẽ điều khiển dòng điện cần kiểm soát có qua Rờ le được hay không.

role trung gian la gi

Công dụng của Role trung gian là gì?

Đúng như tên gọi, thiết bị này thực hiện nhiệm vụ trung gian để chuyển tiếp mạch điện đến thiết bị khác. Giúp bảo vệ thiết bị điện, đồng thời, kéo dài tuổi thọ của thiết bị. 

Ví như như tủ lạnh, khi điện yếu, Rờ le sẽ ngắt điện và không cho tủ làm việc. Còn lúc điện ổn định, nó cấp điện bình thường.

Hoặc trong bộ nạp của ắc quy xe ô tô, gắn máy, nếu máy phát điện đủ khỏe thì Rờ le trung gian thực hiện nhiệm vụ đóng mạch nạp cho ắc quy.

Ứng dụng của nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian hiện nay

Relay trung gian có khá nhiều tiếp điểm và chúng có thể vừa mở, vừa đóng. Vì vậy, thiết bị này được sử dụng để chia tín hiệu từ một Rơ le chính đến các bộ phận khác nhau trong sơ đồ mạch điện điều khiển.

Ngoài ra, Rơ le trung gian cũng được dùng để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch thông qua việc làm phần tử đầu ra. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cách ly các điện áp khác nhau giữa phần chấp hành và điều khiển. Trong đó, phần chấp hành là điện xoay chiều với điện áp cao (220V – 380V) và phần điều khiển là điện áp một chiều có điện áp thấp (9V – 24V).

Thực tế, người ta thường dùng Rơ le trung gian để thực hiện truyền tín hiệu hay dòng điện từ vài Ampe trở xuống. Còn với các dòng vài chục Ampe  trở lên có tích hợp thêm buồng dập hồ quang, bắt buộc phải sử dụng contactor.

Cách đấu Rơ le trung gian 14 chân và 8 chân

Rơ le 8 chân sẽ có 2 chân cấp nguồn, kết hợp với 2 cặp tiếp điểm đóng mở điều khiển. Rơ le sẽ được bọc bằng một lớp kính trong suốt nên thường được các kỹ sư điện gọi là Rơ le kiếng.

Để đấu nối Rơ le 8 chân, bạn đấu cấp nguồn điện 12V – 24V hoặc 220V tùy ý vào chân số 1 và số 5 của cuộn dây (xem sơ đồ đấu nối như hình dưới).

Các cặp tiếp điểm mở thường sẽ là 2 – 4 và 6 – 8. Cặp đóng thường là 2 – 3 và 6 – 7.

role trung gian la gi

Còn Rơ le 14 chân có tổng cộng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó, chân 13, 14 chính là chân cuộn dây cấp nguồn. Cách đấu Rơ le trung gian 14 chân cũng tương tự như với Rơ le 8 chân.

role trung gian la gi

Ký hiệu Rơ le trung gian

role trung gian la gi

Khi lắp ráp các mạch điều khiển sử dụng Rơ le trung gian hoặc trong những mạch điện tử công nghiệp, thường sẽ có một số ký hiệu sau đây:

– SPDT: là chữ viết tắt của cụm từ Single Pole Double Throw, có nghĩa Rơ le có một cặp tiếp điểm. Tiếp điểm này thường đóng và hở, đồng thời, chúng có một đầu chung.

– DPDT: là chữ viết tắt của cụm từ Double Pole Double Throw, có nghĩa Rơ le có 2 cặp tiếp điểm. Mỗi cặp sẽ có tiếp điểm thường đóng và hở. Ngoài ra, cặp tiếp điểm cũng có một đầu chung.

– SPST: là chữ viết tắt của cụm từ Single Pole Single Throw, có nghĩa Rơ le có một tiếp điểm thường hở.

– DPST: là chữ viết tắt của cụm từ Double Pole Single Throw, có nghĩa Rơ le có 2 tiếp điểm thường hở.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *