Rơ le nhiệt là thiết bị có tác dụng bảo vệ tất cả các dụng cụ sử dụng điện, ngăn chặn tình trạng xảy ra sự cố quá tải. Vậy cấu tạo, nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt 3 pha là gì? Cách đấu nó như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ sau nhé.
Mục lục
Role nhiệt 3 pha là gì?
Rơ le nhiệt còn có tên gọi khác là Replay. Nó có công dụng bảo vệ mạch điện, thiết bị sử dụng điện tránh tình trạng quá tải hoặc tăng một cách đột ngột.
Rơ le nhiệt dùng cho các dòng điện xoay chiều với công suất 500V và tần số 50Hz. Thậm chí, có loại còn dùng cho dòng điện một chiều 150A và 440V.
Rơ le nhiệt 3 pha được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong hệ thống điện dân dụng, công nghiệp để bảo vệ động cơ điện 3 pha có công suất 3Kw, 4Kw, 4.4Kw trong trường hợp xảy ra sự cố quá tải. Khi hiện tượng quá tải xuất hiện, rơ le đóng vai trò tách nguồn điện khỏi thiết bị điện. Từ đó, nó giúp thiết bị không bị hư hỏng.
Cấu tạo rơ le nhiệt 3 pha Schneider
Chức năng của rơ le là tự động đóng ngắt tiếp điểm khi có sự tác động của nhiệt làm cho các tấm kim loại bị giãn nở. Chính vì thế, cấu tạo của rơ le nhiệt Schneider hay LS nói riêng và các loại rơ le nói chung đều gồm các phần chính là đòn bẩy, tiếp điểm đóng (NC), tiếp điểm mở (NO), vít chỉnh dòng điện tác động, dây đốt nóng, thanh lưỡng kim, cần gạt, nút phục hồi. Trong đó:
- Tiếp điểm NC: Tiếp điểm mở khi có sự cố quá tải xảy ra. Thông thường, tiếp điểm NC được lắp đặt nối tiếp với mạch điều khiển (hay còn gọi là cuộn hút contactor).
- Tiếp điểm NO: Tiếp điểm NO khi có sự cố quá tải xảy ra. Thông thường, tiếp điểm này được nối kết với đèn hoặc còi báo động.
Trong hệ thống điện công nghiệp, rơ le nhiệt được mắc chung với bộ khởi động từ (gọi là Contactor), và được khởi động cùng với Contactor.
Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt 3 pha LS
Rơ le nhiệt 3 pha LS, Schneider và các loại rơ le nhiệt khác đều có nguyên lý hoạt động giống nhau. Đó là, khi dòng điện quá tải hay trường hợp thiết bị điện phải hoạt động trong thời gian dài, không ngừng nghỉ thì nó sẽ làm phát sinh lượng nhiệt lớn. Nhiệt này sẽ tác động vào thanh kim loại có trong rơ le, gây ra tình trạng bị giãn nở. Đây là quá trình hở đoạn mạch. Khi xảy ra ngắt mạch thì nguồn điện sẽ bị ngắt.
Nhiệt độ sinh ra từ việc thay đổi đột ngột của dòng điện khi tác động trực tiếp lên thanh kim loại sẽ làm cho nó bị uốn cong. Độ cong này phụ thuộc vào độ dài, cũng như độ dày mỏng của thanh kim loại.
Đối với rơ le nhiệt, tấm kim loại giữ vai trò cực kỳ quan trọng giúp thiết bị hoạt động tốt, chính xác. Tấm kim loại thường được làm từ vật liệu đồng thau, và được ghép từ 2 thanh kim loại với chỉ số giãn nở không giống nhau.
Trong 2 thanh kim loại này, một thanh có hệ số giãn nở thấp hơn, thanh còn lại sẽ có chỉ số giãn nở cao hơn 20 lần invar (đây là hợp kim chứa 36% Niken và 64% sắt).
Tác dụng của rơ le nhiệt 3 pha
Sau đây là tác dụng của rơ le nhiệt 3 pha:
- Làm thiết bị ngắt điện tự động khi nhiệt độ vượt mức cho các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm điện, bàn là, máy bơm nước, bình nóng lạnh… giúp bảo vệ động cơ khi gặp sự cố quá tải trong quá trình hoạt động.
- Cách ly mạch điện quá tải (cấp tại điện AC) ra khỏi điện DC.
- Sử dụng tín hiệu điều khiển để chuyển đổi nguồn có nhiều dòng điện hay điện áp đến các tải khác.
- Giám sát hệ thống điện và tự động ngắt điện khi xảy ra sự cố.
>>>> XEM THÊM : Role trung gian là gì? Nguyên lý hoạt động và ký hiệu của nó (Chi Tiết)
Phân loại rơ le nhiệt
Có 3 cách để phân loại rơ le, bao gồm:
- Theo kết cấu: Theo cách phân loại này thì có 2 loại là rơ le kiểu hở và rơ le kiểu kín.
- Theo phương thức đốt nóng: Có 3 loại là đốt nóng trực tiếp, đốt nóng gián tiếp, đốt nóng hỗn hợp.
- Yêu cầu sử dụng: Rơ le 1 cực, rơ le 2 cực.
Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha LS
Cách đấu rơ le thường có 2 dòng bảo vệ là theo nguyên lý điện áp và theo nguyên lý dòng. Tuy nhiên về cách đấu thì chúng giống nhau. Hình minh họa dưới đây là sơ đồ đấu rơ le nhiệt 3 pha.
Trong đó:
- Ký hiệu MC phía bên trái: Là 3 tiếp điểm động lực của khởi động từ.
- Ký hiệu MC phía bên phải: Là tiếp điểm của 2 điểm A1 – A2 trên cuộn hút của khởi động từ (gọi là cuộn coil)
- Ký hiệu R, S, T: Là các điểm được đấu vào 3 pha.
- Ký hiệu Load: Là tải lượng của thiết bị sử dụng.
Phần điều khiển sử dụng tiếp điểm đóng là điểm 98, 95 có vị trí đấu nối như hình minh họa. Khi phát hiện mất pha, rơ le nhiệt 3 pha chuyển thành thường hở và thực hiện ngắt cuộn hút. Đồng thời, 3 tiếp điểm thường hở có trong khởi động từ cũng tự động ngắt tải để không bị hư hỏng. Vì nhiệm vụ này của rơ le nhiệt mà người dùng thường lắp đặt chúng cho mạng điện công nghiệp 3 pha, để kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị, tránh bị hư hại khi có sự cố quá tải.
Bài cùng chuyên mục :