Mỗi năm, Việt Nam có gần 500 vụ tai nạn điện lớn, nhỏ với hơn 350 người chết. Theo thống kê của Tập đoàn điện lực, con số này đang có xu hướng gia tăng khi tâm lý chủ quan của người sử dụng ngày càng đáng báo động. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Cách phòng tránh như thế nào? Mời bạn tham khảo chia sẻ trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây ra tai nạn điện phần lớn là do lỗi bất cẩn của người dùng. Đôi khi, vì muốn nhanh chóng thực hiện thao tác sửa chữa thiết bị sử dụng điện, mà họ bỏ qua các thao tác an toàn. Ngoài ra, còn thêm các nguyên nhân gây tai nạn điện khác như sau:
- Người dùng tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ, thiết bị có chứa điện mà không sử dụng bất kỳ đồ bảo hộ cách điện nào.
- Người dùng chạm trực tiếp vào các dây dẫn điện bị hở hoặc dây dẫn điện trần (không có vỏ bọc bao vệ bên ngoài).
- Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện do thiết bị điện hư hỏng, khiến điện bị rò rỉ ra lớp vỏ kim loại bên ngoài.
- Người dùng không đóng ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa điện và các thiết bị sử dụng điện.
- Do không đảm bảo khoảng cách an toàn với công trình lưới điện như trạm biến thế và lưới điện cao thế. Thông thường, các đường dây điện cao thế đều xảy ra hiện tượng phóng điện ra bên ngoài không khí. Do đó, nếu bạn đứng gần thì có thể sẽ có tai nạn điện, ngay cả khi bạn chưa chạm vào trạm biến thế, hoặc đường dây lưới điện cao thế. Vì là điện cao thế nên dòng điện qua cơ thể rất lớn. Từ đó, nó gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến chết người.
- Một trong các nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do phóng điện hồ quang khi đóng cắt cầu dao điện, máy cắt điện có tải lớn hoặc khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch… Lúc này, các tia hồ quang điện sẽ làm phát sinh ra một lượng nhiệt lớn, đủ để gây bỏng nặng cho con người.
- Thêm một nguyên nhân gây tai nạn điện khá phổ biến là người dùng tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị điện đã được tắt nguồn điện (tức là tách chúng hoàn toàn ra khỏi nguồn điện) nhưng thiết bị vẫn còn tích điện, từ đó gây ra tai nạn điện.
Ngoài ra, còn một số các nguyên nhân gây tai nạn điện dân dụng như không mang đồ bảo hộ lao động và không đeo dây đai an toàn khi sửa chữa điện ở trên cao…
>>> XEM THÊM Điện dân dụng là gì? Nghề Sửa Điện Dân Dụng Cần Điều Kiện Gì
Biện pháp an toàn hạn chế các nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Khi đã tìm hiểu được có mấy nguyên nhân gây tai nạn điện, thì bước tiếp theo bạn cần biết về các biện pháp phòng tránh, giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, hạn chế tối thiểu sự cố về điện.
Nhằm nâng cao an toàn cho người sử dụng điện, bạn tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn về điện như sau:
-
Biện pháp phòng chống nguyên nhân gây ra tai nạn điện
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn đối với hàng lang lưới điện. Giữ khoảng cách và tuyệt đối không đến gần với các trạm biến thế hay đường dây điện cao thế. Không đưa bất kỳ vật gì hoặc đến gần đường dây điện cao thế trong bán kính 2m như đưa tấm tole, đưa các thanh kim loại, leo lên mái nhà … để đề phòng bị điện cao áp phóng chết người.
- Không xây cất nhà, công trình gần trụ điện cao thế trong bán kính 3m.
- Tuyệt đối không đào đất gần khu vực móng cột điện để tránh gây sụt lún cột. Ngoài ra, bạn cũng không được tự ý đắp đất ở cột điện lên cao, vì nó làm giảm khoảng cách an toàn giữa dây dẫn điện và mặt đất.
- Xung quanh trụ điện cao thế không được lắp đặt giàn giáo, dây phơi, ăng ten, hộp đèn quảng cáo để tránh trường hợp chúng rơi, đổ va vào công trình lưới điện.
- Không ném hoặc bắn bất kỳ vật gì vào công trình lưới điện hay đường dây điện.
- Không thả diều, bóng bay… trong phạm vi hàng lang an toàn của công trình điện.
- Khi phát hiện dây điện bị đứt rơi xuống đường, ao hồ, ruộng hoặc trụ điện bị ngã thì tuyệt đối không đến gần, đồng thời lập rào chắn cảnh báo và thông báo ngay cho người chuyên trách gần nhất (tổ điện lực cấp địa phương).
-
Biện pháp phòng chống nguyên nhân gây tai nạn trong nghề điện dân dụng:
- Ưu tiên sử dụng các thiết bị điện đảm bảo an toàn, chất lượng tốt và có công suất phù hợp với đường dây điện trong gia đình. Đặc biệt, các vật dụng điện gia dụng như ổ cắm, thiết bị điện dùng trong gia đình nên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín. Tuyệt đối không mua những sản phẩm giá rẻ, trôi nổi gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Lắp đặt công tắc điện, ổ cắm, cầu dao, cầu chì, Aptomat ở vị trí khô ráo, thông thoáng, và cách sàn nhà tối thiểu 1.4m để đảm bảo không bị ngập nước, đồng thời giữ an toàn cho trẻ nhỏ.
- Đối với điện dân dụng, tuyệt đối không sử dụng dây điện trần để làm đường dẫn điện. Bởi, điều này cực kỳ nguy hiểm và nó là một trong các nguyên nhân gây tai nạn điện cho người, thậm chí dẫn đến chết người.
- Ưu tiên sử dụng thêm các Aptomat chống giật cho các hệ thống điện dân dụng sử dụng tại hộ gia đình, các văn phòng làm việc… Lắp Aptomat ở vị trí đầu đường dây điện chính, đầu mỗi nhánh dây phụ. Ngoài ra, lắp đặt cầu chì ở trước ổ cắm điện để hệ thống tự động ngắt nguồn điện khi xảy ra tình trạng chạm hoặc chập, giảm thiểu sự cố cháy nổ do điện.
- Khuyến khích người dùng lắp đặt thiết bị đóng, cắt có chức năng chống rò rỉ điện.
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất khi lắp đặt thiết bị sử dụng điện, đặc biệt nên nối đất an toàn cho các thiết bị như máy bơm nước, lò vi vóng, máy giặt, tủ lạnh… Kiểm tra thường xuyên các thiết bị để kịp thời phát hiện hư hỏng và sửa chữa, thay thế ngay. Hoạt động này góp phần hạn chế các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện.
- Trước khi tiến hành lắp đặt, sửa chữa nguồn điện hoặc thiết bị sử dụng điện, bạn phải đảm bảo nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn. Đối với các dụng cụ điện như máy khoan, máy mài hoặc các thiết bị cầm tay khác, bạn phải mang găng tay cách điện để tránh bị điện giật nếu công cụ bị rò rỉ điện.
- Ngắt nguồn điện cho các thiết bị sử dụng điện lắp ngoài trời như bảng quảng cáo, bảng hiệu khi trời mưa to và gió lớn.
- Ngắt nguồn điện trong gia đình ngay lập tức khi nó có nguy cơ bị ngập nước. Lưu ý, lúc này bạn tuyệt đối không chạm vào bất kỳ thiết bị điện khi tay còn ẩm ướt, hoặc đang đi chân trần trên nền ẩm.
- Không đặt các vật dễ cháy gần thiết bị điện phát nhiệt để tránh gây hỏa hoạn trong nhà.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức về an toàn khi sử dụng điện và biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố điện sẽ giúp giảm thiểu tác hại bởi các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
Bài viết nên đọc khác :