Giếng khoan ra đời đem đến giải pháp nguồn nước đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh hơn so với nước giếng đào hay nước ao hồ, sông suối. Bởi chúng giúp con người được sử dụng nguồn nước từ tầng ngầm. Vậy cấu tạo giếng khoan là gì?
Mục lục
Cấu tạo của giếng khoan công nghiệp và gia đình
Giếng khoan công nghiệp cũng giống như giếng khoan gia đình, gồm có 2 loại chính là giếng hút trực tiếp và giếng hút – hồi. Xét về kích thước thì giếng khoan công nghiệp thường lớn hơn rất nhiều so với giếng dùng trong gia đình. Để bơm được nước, bạn phải sử dụng đến máy bơm hỏa tiễn hoặc máy bơm nước 2 đầu.
Giếng khoan công nghiệp gồm
– Vỏ giếng: gồm đường ống nhựa có đường kính Ø 110 – 300 hoặc ống thép có đường kính lớn từ Ø 114 – 500, cùng côn thu, mang xông, ống lọc và bịt lọc.
– Ruột giếng: gồm ống dẫn được gắn vào máy bơm hỏa tiễn, chúng được đặt chìm. Kế đến là mang xông, cút và cáp treo.
Cấu tạo giếng khoan gia đình trực tiếp
Các loại giếng khoan này thường được dùng trong gia đình và hút nước trực tiếp. Giếng khoan dân dụng thường được làm ở khu vực mặt nước tĩnh và không quá 9m. Cấu tạo của giếng gồm 2 phần:
– Vỏ giếng: là một ống nhựa có đường kính Ø48 – 60, côn thu Ø60 – 34 (hoặc 48 – 34), mang xông khoảng Ø34, ống lọc và bịt lọc. Vỏ giếng được đặt sâu hơn mực nước ngầm từ 5m – 10m và tuyệt đối không quá 30m. Kế đến là ống được thu nhỏ hơn, thông thường dùng ống Ø34 để giảm sức ép từ lòng đất tác động đến bề mặt ống. Nối tiếp ống thu là côn thu 48-34. Chúng được nối từ 2m – 4m vào ống lọc Ø48. Cuối cùng, kết thúc bằng bịt lọc Ø48.
Riêng ống lọc Ø48 thì được chèn cát vàng hạt to xung quanh, nhằm ngăn đất cát chui vào kẽ lọc để không bị tắc lọc của giếng khoan.
– Ruột giếng: gồm các thành phần ống hút Ø27, van 1 chiều. mang xông, cút, giắc co và ren máy.
Cấu tạo giếng khoan gia đình hút – hồi
Kiểu giếng khoan này được thi công ở khu vực có mực nước tĩnh trên 10m. Thành phần cấu tạo của giếng khoan hút – hồi tương tự như giếng khoan trực tiếp. Đó là gồm vỏ giếng và ruột giếng
– Vỏ giếng: gồm các thành phần là ống nhựa Ø 48 – 60, côn thu, kết hợp với mang xông, ống lọc và bịt lọc.
– Ruột giếng: cấu tạo gồm ống hút, cùng van 1 chiều, bộ củ hút sâu, côn thu. Kế đó là mang xông, cút, giắc co và cuối cùng van điều áp.
Thông thường, loại giếng khoan hút – hồi sử dụng máy bơm hút sâu đặt cạn.
Chức năng của giếng khoan
Giếng khoan được dùng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như:
– Phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất: lấy nước.
– Phục vụ cho khai thác công nghiệp: thăm dò và bơm khoáng sản (dầu khí, quặng, mỏ), gắn mìn phá hủy đất đá trong các công trình khai tác mỏ lộ thiên.
– Phục vụ cho xây dựng: xác định các thành phần đất đá bên dưới lòng đất nhằm phục vụ cho nhu cầu thi công nền móng của các công trình và khoan cọc nhồi.
Nguyên lý bộ hút sâu
Thông thường các giếng khoan gia đình sử dụng ống cỡ nhỏ, máy bơm đặt trên mặt đất nên lượng nước cấp cho máy bơm hút trực tiếp rất khó vì nước không đủ. Bên cạnh đó, mực nước tĩnh sâu nên càng khó hút. Vì vậy, lúc này phải sử dụng đến bộ hút sâu để đưa nguồn nước lên mặt đất.
Nguyên lý bộ hút sâu chính là khi máy bơm hoạt động thì xuất hiện vòng tuần hoàn nước. Bắt đầu từ máy bơm, đi vào phần trên ống giếng. Sau đó, qua khe hẹp rồi vào ống hút đi lên bơm. Nhờ việc hút nước từ bên dưới của van 1 chiều thứ hai sẽ cho kết quả là tăng mực nước trong ống hút và bơm nguồn nước đến nơi sử dụng.
Hiện nay, giá bộ hút sâu giếng khoan khá mềm cùng thời gian bảo hành cao, đến 5 năm nên vô cùng tiết kiệm và phù hợp với mọi gia đình. Có 2 loại phù hợp dùng cho giếng khoan dân dụng là loại Ø49 và Ø60.
Cách lắp đặt bộ hút sâu giếng khoan
Để lắp đặt bộ hút sâu giếng khoan, bạn thực hiện như sau.
– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, linh kiện và phụ kiện cần thiết: củ hút, van hút 1 chiều, côn thu, co T, van điều áp, cút góc, giắc co, keo, ren máy bơm…
– Bước 2: Dùng 1 gioăng cao su làm kín khoảng giữa mặt ngoài ống hút của vị trí hút nước lên và thành ống giếng. Sau đó, trích một ít nước ở đầu ra của máy bơm rồi đưa vào khoảng không này. Còn tại phần ống hút, lắp một van cùng chiều ở phía dưới gioăng cao su. Lưu ý, chọn thiết bị có miệng nhỏ và khe hẹp để thiết bị có thể thông với phần phía trên của cao su.
– Bước 3: Tiến hành cách lắp đặt bộ hút sâu giếng khoan như hình dưới đây
Lưu ý cách lắp đặt bộ hút sâu giếng khoan
Để tăng độ bền cho bộ hút sâu giếng khoan, bạn phải chú ý đến cách thả hút sâu xuống giếng. Trước khi khả, bạn cần tìm hiểu Ø của giếng, mực nước tĩnh bao nhiêu, độ dài cần thả qua mực nước bao nhiêu, các loại hút sâu…
Hướng dẫn các bước kiểm tra:
– Kiểm tra Ø của giếng khoan: hiện nay trên thị trường có 2 loại bộ hút sâu là Ø49 và Ø60 nên bạn chỉ có thể sử dụng ống có đường kính như vậy. Tuy độ rộng bị hạn chế nhưng bộ hút sâu có đa dạng độ sâu, do đó, tùy vào mực nước tĩnh của khu vực mà bạn chọn bộ hút sâu phù hợp nhất.
– Kiểm tra mực nước tĩnh của giếng khoan: nếu giếng khoan có mực nước tĩnh quá 30m thì không có bộ hút sâu nào có thể kéo được lực nước lên tới mặt đất.
– Các thành phần cấu tạo nên bộ hút sâu gồm ống tiêu, gioăng cao su, lup pê và rọ cản rác. Chỉ việc sử dụng băng keo dán để gắn chúng lại là dùng được ngay.
– Chỉ nên thả bộ hút sâu cách mực nước khoảng 1.5m – 2m. Thả sâu quá, máy sẽ hút yếu. Vì bộ hút sâu có 3 gioăng cao su kín để giữ nước khi bạn mồi, và nếu để quá sâu thì mực nước bị ép dần theo bộ hút sâu.
Các sự cố thường gặp khi dùng giếng khoan công nghiệp và dân dụng
– Giếng khoan cạn nước
Tình trạng này xảy ra vào mùa khô, khi mạch nước ngầm bị rút giảm do trái đất nóng lên và nước bị bốc hơi. Hoặc cũng có khi khoan vào mạch nước ngầm có lượng nước ít.
Thậm chí, giếng khoan có thể bị kẹt nước do không được vệ sinh, thổi rửa. Trong trường hợp này, bạn thổi rửa giếng bằng cách thả dây hơi của máy nến khí vào trong lòng giếng. Sau đó, bật máy để khí xả vào bên trong dây hơi. Cuối cùng, đợi một lúc cho nước lên trong và sạch là xong.
– Lựa chọn máy bơm có công suất chưa phù hợp dẫn đến hiện tượng lượng nước bơm lên ít. Nếu rơi vào tình huống này thì bạn chỉ việc đổi qua máy bơm có công suất lớn hơn là được.