Khi bạn thực hiện nối tắt cực nguồn điện thì điện trở của mạch ngoài được xem bằng 0. Lúc đó, hiện tượng đoản mạch sẽ xảy ra. Hiện tượng này gây ra cường độ dòng điện lớn, dẫn đến tỏa một lượng nhiệt cao, và có thể dẫn đến cháy nổ. Tuy nhiên, đoản mạch lại rất có lợi cho việc tạo dòng điện lớn. Vậy hiện tượng đoản mạch là gì? Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo bài tổng hợp sau nhé.
Mục lục
Hiện tượng đoản mạch là gì?
Hiện tượng đoản mạch (hay ngắn mạch) xuất hiện khi điện trở của nguồn điện nối với mạch ngoài rất thấp (hầu như không đáng kể). Khi đoản mạch xảy ra thì cường độ của dòng điện trong mạch tăng đột ngột. Điều này dẫn đến việc nhiệt lượng tỏa ra mạnh. Từ đó, nó gây ra cháy nổ, hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, hiện tượng đoản mạch còn xảy ra khi nguồn điện có cực Dương và cực Âm nối với nhau nhưng không thông qua thiết bị điện. Hay nói cách khác, hai cực của nguồn điện chỉ được nối bằng một dây dẫn có điện trở cực kỳ nhỏ.
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?
Khi có hiện tượng đoản mạch tại một phần của mạch điện, thì các thiết bị sử dụng điện tại những phần khác trong mạch điện đều có thể bị hư hỏng. Do mạch điện trong nguồn điện có cường độ lớn, gây ra cháy nổ, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ mạch điện.
Nói cách khác, trong mạch điện luôn tồn tại một nguồn điện trở. Khi có bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho 2 sợi dây dính vào nhau, dẫn đến điện trở của mạch điện rất thấp hoặc bằng 0. Trong khi đó, cường độ dòng diện lại tăng đột ngột. Điều này gây ra sự cố chập điện, hay nặng hơn là cháy nổ, hỏa hoạn.
Nguyên nhân gây ra đoản mạch
Như đã chia sẻ ở trên, hiện tượng đoản mạch xảy ra khi mạch điện bị hở hoặc ngắn. Lúc này, điện trở trong mạch gần như bằng 0. Điều này khiến cho dòng điện tăng cao đột ngột. Có 3 nguyên nhân dẫn đến đoản mạch. Cụ thể như sau:
- Cách điện dây dẫn bị lỗi gây ra hiện tượng đoản mạch
Các hệ thống đường dây điện cũ, vỏ cách điện đã bị mục hoặc hư hỏng rất dễ làm cho 2 sợi dây trong mạch điện chạm vào nhau. Từ đó, nó khiến cho điện trở giảm mạnh.
Bên cạnh đó, chuột gặm nhấm hoặc sự tác động của đinh, ốc vít trong quá trình sửa chữa điện cũng làm cho vỏ bọc dây điện hỏng, gây ra đoản mạch.
- Các đầu nối dây điện bị lỏng
Đoản mạch là hiện tượng có thể xảy ra do các đầu nối của dây điện bị lỏng. Vì nó dẫn đến việc dây nóng và dây trung tính chạm vào nhau. Khi hiện tượng đoản mạch xảy ra do nguyên nhân này thì bạn chỉ cần siết chặt đầu dây rồi sử dụng băng keo, hoặc các vật liệu cách điện để quấn kĩ chúng lại.
- Hệ thống dây điện bị lỗi
Trong quá trình sử dụng điện có thể nhiều người không chú ý nhưng thực tế xảy ra không ít trường hợp đoản mạch trong phích cắm, dây dẫn điện hoặc ngay cả các thiết bị điện gia dụng, nhất là thiết bị có công suất cao như bếp điện, máy điều hòa, lò vi sóng. Đặc biệt, khi bạn sử dụng đồng thời những thiết bị điện này trong cùng thời điểm, thì rủi ro xảy ra hiện tượng đoản mạch rất cao.
Những tác hại khi xảy ra hiện tượng đoản mạch
Hiện tượng đoản mạch rất nguy hiểm bởi hậu quả mà nó gây ra có thể rất lớn. Dưới đây là một số tác hại do đoản mạch:
- Cháy nổ, hỏa hoạn: Khi cường độ dòng điện tăng đột ngột sẽ làm phát sinh nhiệt. Cường độ càng mạnh thì nhiệt càng cao. Từ đó, nó gây ra cháy nổ, hỏa hoạn. Nếu nhẹ thì nó chỉ làm cháy lớp vỏ bọc cách điện. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là khi nhiệt quá cao sẽ dẫn đến cháy lan sang các vật dụng tiếp xúc với nó, và gây ra hỏa hoạn.
- Gây cháy điện, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Hư hỏng thiết bị điện: Nếu mạch điện chỉ bị đoản mạch ở một phần thì tất cả các thiết bị sử dụng điện của mạch điện đều bị hư hỏng, thậm chí ngay cả khi chúng chỉ dùng điện tại phần không bị đoản mạch trong mạch điện.
Hướng dẫn các giải pháp phòng tránh hiện tượng đoản mạch
Để hiện tượng đoản mạch không xảy ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:
- Nên lắp đặt riêng cầu chì tại mỗi công tắc điện, hoặc ngay tại các thiết bị sử dụng điện có công suất cao. Điều này giúp phòng tránh được tình trạng cường độ dòng điện tăng đột ngột, bằng cách chúng tự động ngắt điện khi có dấu hiệu thay đổi cường độ vượt ngưỡng cho phép.
- Tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện, rút phích cắm điện ngay khi xảy ra hiện tượng đoản mạch. Hoạt động này giúp bạn bảo vệ thiết bị điện khỏi hư hỏng.
- Ưu tiên lựa chọn loại dây dẫn đến có tiếp diễn tương ứng với công suất sử dụng sẽ giúp không bị quá tải.
- Lắp hệ thống tự động ngắt điện như Aptomat, CB ở vị trí nguồn điện và thiết bị.
- Tránh sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện có công suất cao.
- Nhờ sự hỗ trợ của người am hiểu về kỹ thuật điện khi xảy ra hiện tượng đoản mạch.
Bài cùng chuyên mục :