Đồng hồ đo áp lực nước hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất là một thiết bị quen thuộc trong cuộc sống con người. Chúng được dùng trong hệ thống mấy bơm cấp nước cho các công trình dân dụng và công nghiệp như chung cư, tòa nhà cao tầng, nhà máy sản xuất, xí nghiệp. Hoặc sử dụng trong hệ thống bơm tăng áp, máy nén khí để theo dõi và điều chỉnh mực nước cấp tại các vị trí trên cao.
Mục lục
Đồng hồ đo áp lực nước là gì?
Đây là một thiết kế có khả năng hiển thị áp lực hiện tại trong hệ thống ống dẫn. Đồng hồ này có kiểu dáng như chiếc đồng hồ chạy kim thông dụng. Tuy nhiên, chúng có cấu tạo khá đặc biệt nên cảm biến được áp lực của đường ống.
Cấu tạo đồng hồ đo áp lực nước
Vì có cấu tạo đặc biệt nên vật liệu cấu thành của chiếc đồng hồ chính là yếu tố quan trọng, quyết định đến đồng hồ đo áp suất nước giá bao nhiêu. Trên thị trường có hai loại vật liệu để làm đồng hồ:
- Vỏ inox, chân bằng đồng: Loại này có ưu điểm là giá thành mềm hơn. Tuy nhiên, nhược điểm chính là phần chân dễ bị oxy hóa và đóng teng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Vì thế, nếu lắp đặt cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt thì không nên dùng loại này.
- Vỏ inox, chân bằng inox: Với nguyên liệu cấu thành đều bằng inox nên đồng hồ sẽ không bị oxy hóa sau một thời gian sử dụng. Nhờ thế, chất lượng nguồn nước được đảm bảo. Đây là loại đồng hồ được dùng phổ biến trong hệ thống bơm cấp nước sạch cho sinh hoạt. Và điểm hạn chế của chúng chính là giá thành cao.
Đồng hồ đo áp lực nước có cấu tạo gồm:
- Thân đồng hồ: Có lớp vỏ bên ngoài thường được làm bằng inox, giúp chống ăn mòn trong quá trình sử dụng.
- Mặt đồng hồ: Được làm từ thủy tinh cường lực hoặc nhựa. Mặt đồng hồ làm bằng thủy tinh thường là những loại cao cấp, có khả năng chống vỡ khi áp suất quá cao hoặc khi bị va đập.
- Mặt hiển thị: Hiển thị các thông số đo đạc.
- Ống chứa áp suất: Thường làm bằng vật liệu giống chân đồng hồ. Ống có tác dụng cho lưu thể đi vào.
- Kim đo: Được gắn với động cơ bên trong. Chúng có công dụng chỉ các thông tin và số liệu đã đo được để người dùng biết.
- Bộ chuyển động: Là bộ phận chính dùng để đo đạc thông tin, đồng thời, đưa số liệu cho kim đo hoạt động.
- Chân đồng hồ: Phần này được thiết kế nối ren, nối clamp hay nối bích hoặc lắp trực tiếp với các đường ống hoặc cũng có khi lắp gián tiếp qua siphon.
- Đường kính mặt hiển thị đồng hồ: Đồng hồ đo áp suất nước giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào kích thước mặt hiển thị. Kích thước mặt càng lớn thì giá thành càng cao do dùng nhiều nguyên liệu để sản xuất. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng kích thước đường kính như 40, 50, 63, 75, 80, 100, 150, 250 mm. Tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng chọn loại phù hợp nhằm vừa tiết kiệm chi phí, vừa sử dụng hiệu quả.
Ví dụ:
Nếu lắp đặt ngang tầm mắt thì dùng loại 63mm là phù hợp. Còn khi lắp ở vị trí trên cao, khó quan sát nhưng cần theo dõi số liệu thường xuyên thì bạn nên dùng loại có đường kính lớn (100, 150, 250mm).
Xem thêm :
Rơ le là gì? Các loại Rơ le trên thị trường và nguyên lý làm việc
Cách sử dụng đồng hồ đo áp lực nước: thang đo của đồng hồ áp suất
Thông số này rất quan trọng. Nếu thang đo không chính xác thì đồng hồ đo áp lực nước nhanh hỏng.
- Cách tính áp lực để chọn thang đo đồng hồ
- Nếu sử dụng đồng hồ trong hệ thống cụm bơm cho các chung cư hay cao ốc, bạn dựa vào cách tính sau để chọn thang đo.
10m3 ~ 1kg/cm2 ~ 1 bar.
- Trường hợp cần bơm nước lên tầng 10 của tòa nhà (độ cao khoảng 40m), thì áp suất tối thiểu mà bơm cần đạt là 4kg/cm2 ~ 4 bar.
- Tương tự, nếu bơm lên tầng 30, tương đương độ cao 120m thì áp lực bơm cần đạt là 12 kg/cm2 ~ 12 bar.
Dựa vào áp suất của bơm để lựa chọn thang đo đồng hồ phù hợp.
Kinh nghiệm của Công ty Điện nước T&T là khi lựa chọn thang đo để áp suất của bơm nằm trong khoảng 40% – 70% áp suất cực đại của đồng hồ. Điều này giúp đồng hồ đo áp lực nước hoạt động ổn định, chính xác và tăng tuổi thọ.
Ví dụ:
Áp suất tối đa của bơm cần là 3kg/cm2, người dùng nên chọn đồng hồ có thang đo 0 – 6kg/cm2.
Áp suất của máy bơm cần đạt là 6kg/cm2, chọn đồng hồ đo áp lực nước có thang đo 10 kg/cm2.
Trong trường hợp áp suất của bơm là 5kg/cm2, người dùng có thể chọn đồng hồ có thang đo 0 – 6kg/cm2. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ống bourdon của đồng hồ luôn ở trong tình trạng giãn gần đến mức tối đa. Vì thế, ống bourdon sẽ nhanh mất tính đàn hồi, dẫn đến bị sai số cao và làm cho đồng hồ không còn đo chính xác áp suất nữa.
Cách sử dụng đồng hồ đo áp lực nước: độ chính xác của đồng hồ đo áp lực nước
Đồng hồ đo áp suất nước giá bao nhiêu còn bị ảnh hưởng bởi độ chính xác. Nếu độ chính xác càng cao, thì giá thành cũng cao tương ứng. Có nhiều mức về độ chính xác của đồng hồ áp suất như: 0.25%, 0.5%, 1%, 1.6%, 2%.
Các cấp chính xác mặc định:
- Đồng hồ có đường kính mặt 63mm: 1.6% hoặc 2%.
- Đồng hồ có đường kính mặt 100mm và 150mm: 1%.
Khi dùng đồng hồ để đo áp lực nước, thì độ chính xác không cần quá cao nên người dùng có thể chọn loại có độ chính xác mặc định nhằm tiết kiệm chi phí.
Các thông số phụ của đồng hồ đo áp lực nước:
- Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước: Nếu chọn sai kiểu kết nối, người dùng sẽ tốn thời gian chỉnh sửa phần cơ khí thì mới có thể lắp đặt được. Một số kiểu kết nối thông dụng: chân đứng, chân sâu, chân sau lắp với bảng…
- Kích thước ren kết nối:
- 1/4 inch NPT: Thường được sử dụng ở các đồng hồ kích thước đường kính mặt 63mm.
- 3/8 inch NPT: Dùng cho đồng hồ có kích thước đường kính mặt 80mm, 100mm, 150mm. Các kích thước này thường được thấy trong các nhà máy sản xuất của Nhật.
- 1/2 inch NPT: Đây là kết nối mặc định dùng cho các loại đồng hồ có kích thước đường kính mặt trên 100mm.