Tủ điện trung thế thường được dùng ở các trạm phân phối điện hay các trạm phát điện của công ty điện lực hoặc khu dân cư và khu công nghiệp. Và chắc chắn bạn đã thấy qua các tủ điện này nhưng bạn có biết nguyên lý hoạt động tủ trung thế là gì? Cách lắp đặt như thế nào? Hãy cùng theo dõi chia sẻ sau của Công ty Điện Nước T&T để giải đáp cho các thắc mắc này nhé.
Mục lục
Tủ trung thế là gì?
Tủ điện trung thế được dùng để thực hiện chức năng đóng ngắt, đồng thời, bảo vệ đường dây cung cấp điện trung thế. Loại tủ này thường được lắp tại các nhà máy phát điện, hay tại trạm truyền tải và phân phối điện cho các khu dân cư, khu công nghiệp. Hoặc lắp tại trạm điện trung thế của tòa nhà, trung tâm thương mại, sân bay, cảng biển, nhà máy sản xuất…
Tủ điện được cấu tạo gồm:
– Vỏ tủ: làm bằng tôn cách điện, có độ dày 2mm vững chắc và an toàn cho người sử dụng.
– Các thiết bị dùng để đóng ngắt: được lắp đặt độc lập nhau và bố trí hợp lý theo cột hoặc hàng giúp mang lại sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Thiết kế của tủ chắc chắn, nhờ thế chức năng tủ điện trung thế được hoạt động ổn định trong thời gian dài, bất kể mọi điều kiện thời tiết, kể cả môi trường khắc nghiệt nhất. Vì vậy, tủ điện có tuổi thọ rất cao.
Chức năng tủ điện trung thế
- Khả năng kháng bụi tiêu chuẩn, có thể đẩy lùi sự xâm nhập của bụi bẩn dù cho ở nồng độ cao
- Chống nước hiệu quả, dù cho có bị vòi phun từ nhiều vị trí khác nhau vẫn có thể ngăn chặn được.
- Với thiết kế nhỏ gọn, giúp tiết kiệm không gian tối đa, đặc biệt phù hợp khi được sử dụng tại các thành thị.
- Khả năng chống cháy, chịu được nhiệt độ cao, không lo hỏng hóc. Đặc biệt khi tiếp xúc với lửa cũng không sinh ra mùi, khí độc hại.
Các loại tủ điện trung thế hiện có trên thị trường
Trên thực tế dựa vào công dụng, cũng như tính năng mà trên thị trường phân tủ điện trung thế thành nhiều loại khác nhau. Đó là tủ RMU, hay tủ trung thế (VCB, LBS, DS), tủ ATS trung thế và tủ tụ bù trung thế, cuối cùng là tủ nhị thứ. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể chọn cho mình loại phù hợp nhất, giúp tối ưu tính năng vận hành và tiết kiệm chi phí.
Cách thức tiến hành lắp đặt tủ điện trung thế
Để lắp đặt chính xác tủ điện thì bạn cần phải hiểu được sơ đồ nguyên lý tủ điện trung thế cần lắp. Tiếp đến là nguyên tắc đấu nối dây, thông qua việc đọc hiểu bảng vẽ về đấu nối nhị thứ của các thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện sẽ có trong tủ điện trung thế.
Thêm nữa, bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho tủ điện là:
– Cáp điện.
– Đầu nối cáp điện.
– Nguồn tự động.
– Nguồn dự phòng.
– Các thiết bị có chức năng nâng đỡ.
– Một số dụng cụ cơ khí cầm tay.
Các bước lắp đặt một tủ điện trung thế được thực hiện như sau:
– Bước 1: đây là bước chuẩn bị các thiết bị điện để lắp đặt. Cụ thể:
Bạn tiến hành lập bảng sơ đồ khối của phần điện sẽ được lắp đặt vào trong tủ điện. Và lựa chọn các thiết bị điện đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu, nhằm giúp cho quá trình sử dụng thiết bị điện được vận hành tốt, an toàn và không có bất kỳ sự cố nào. Thông thường, tủ điện trung thế được xem là đạt tiêu chuẩn khi lắp đặt có ít nhất một aptomat chính, kết hợp các nút đóng cắt điện có cường độ cao gấp 3 lần hoặc tương đương với tổng phụ tải bên dưới. Và thêm một ổ cắm điện 220V được dùng trong trường hợp bảo dưỡng tủ điện.
– Bước 2: Khảo sát mặt bằng giá cả thị trường về thiết bị điện cùng các vật tư theo yêu cầu của bảng sơ đồ khối (đúng kích thước, vị trí). Lưu ý là nên chọn các thiết bị điện của những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Điều này giúp an toàn cho quá trình sử dụng.
– Bước 3: Tiến hành thực hiện lắp đặt tủ điện
Khi lắp đặt, bạn cần có một tấm ván ép hay bảng sắt nhằm lắp trước các cơ phận lên bảng, giúp đảm bảo quá trình lắp đặt các thiết bị điện đúng kích thước và vị trí trong tủ điện trung thế. Ngay khi đã lắp được hệ thống điện thì bạn có thể nối với bóng đèn nhằm thử xem hoạt động của hệ thống đã ổn chưa.
Tiếp đến, lắp đặt tất cả các thiết bị điện, cùng tải điện vào tủ trung thế. Sau đó, lắp tiếp đến các bộ phận khác.
Cuối cùng, bạn kéo dây điện từ động cơ vào tủ điện, đồng thời, kéo điện lưới về. Như vậy là bạn đã hoàn tất việc lắp đặt tủ điện trung thế.
Lưu ý là để tăng tuổi thọ của tủ điện và tránh được rủi ro, hay mất an toàn về điện trong quá trình sử dụng thì bạn nên để tủ tránh tiếp đất. Bằng cách làm thêm khung cho chân tủ hoặc có bệ đỡ bên dưới tủ.
Có thể thấy, việc lắp đặt tủ điện trung thế vô cùng đơn giản. Chỉ cần có chút kiến thức về điện và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên là bạn đã có một tủ điện với đầy đủ chức năng tủ điện trung thế, đảm bảo an toàn cho người lắp đặt.
Ngoài ra, nếu bạn cần mua tủ điện trung thế hay tư vấn về kỹ thuật lắp đặt thì có thể liên hệ Công ty Điện Nước T&T. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi với trình độ chuyên môn cao chắc chắn sẽ mang đến cho bạn giải pháp về điện an toàn, hiệu quả và chi phí tiết kiệm nhất.